Thư pháp Trung Quốc là nghệ thuật “vẽ chữ” được đánh giá rất cao tại Việt Nam và thế giới. Có thể nói rằng thư pháp của Trung Quốc là cái nôi của thư pháp trên toàn thế giới. Tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp của Trung Quốc, các phong cách thư pháp và cách để giỏi viết thư pháp Trung Quốc ở nội dung bên dưới mà SsangYong Vietnam chia sẻ nhé!
Thư pháp là gì?
Thư pháp Trung Quốc được xem là một bộ môn nghệ thuật. Người biết thư pháp Trung Quốc sẽ viết bằng chữ Hán và dùng bút lông, mực tàu để viết. Chữ thư pháp có thể viết trên vải, giấy lụa hoặc viết trên các vật dụng bằng gỗ… Phong cách thư pháp của Trung Quốc rất đa dạng, mỗi kiểu chữ sẽ mang đến những phong thái và nét đặc trưng riêng biệt.
Nguồn gốc của nghệ thuật thư pháp Trung Quốc
Người Trung Quốc đã tạo ra nghệ thuật thư pháp Trung Hoa viết bằng chữ Hán. Các chữ, câu thơ, câu đối được viết một cách kỳ công và thể hiện được sự điêu luyện về kỹ năng họa chữ của các nghệ nhân.
Thư Pháp của Trung Quốc bắt đầu từ 2.000 năm trước. Ban đầu chúng được tạo dựng trên các bản khắc bằng xương, về sau thư pháp đã được phát triển nhân rộng và viết trên nhiều vật liệu đa dạng.
Các triều đại Tấn, Nam và Bắc triều đến Tùy và Đường được xem là thời kỳ mà thư pháp phát triển mạnh nhất. Cho đến các triều đại Tống, Nguyên, Minh và Thanh thì thư pháp Trung Quốc đã trở thành một nét văn hóa và bảo vật của người Trung Hoa.
Đặc điểm của nghệ thuật thư pháp Trung Quốc
- Đặc điểm nổi bật nhất của thư pháp Trung Quốc chính là tính thẩm mỹ. Phương pháp viết, các luật và quy tắc vẽ các ký tự… mang đến cho các bức thư pháp một cấu trúc hài hòa, bố cục bắt mắt, có chiều sâu về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Đặc biệt là nghệ nhân còn có thể lồng ghép nhiều nét nghệ thuật để mỗi bức thư pháp như có tính cách, tâm trạng, suy nghĩ riêng, thể hiện được chủ ý của người viết.
- Thư pháp giúp người viết rèn luyện tính kiên trì và kiên nhẫn. Thông qua thư pháp chúng ta có thể biết được sự ôn nhu, cương trực và thần thái của người Viết. Những người giỏi thư pháp luôn tu tâm khổ luyện và tu bổ nét chữ của mình hàng ngày. Vì thế, người viết thư pháp giỏi “nhẫn” và rất dễ thành công trong cuộc sống.
- Thư pháp Trung Quốc có thể giúp các nghệ nhân mở rộng khả năng sáng tạo của mình qua các nét bút, đường vẽ. Chúng sẽ trở thành những “bức tranh thư pháp” vừa có chữ, vừa có hình tượng lại có cả thơ, cả nhạc bên trong chúng.
Các phong cách thư pháp của Trung Quốc
Phong cách viết thư pháp Trung Hoa được phát triển đa dạng để sử dụng vào các dịp khác nhau. Mỗi phong cách sẽ có cách thể hiện riêng để phù hợp với lễ, tết, câu đối ở cửa ra vào, sử dụng tại các nơi trang nghiêm…
Chữ triện 篆書 (Triện thư)
Triện thư được sử dụng rộng rãi và có lịch sử lâu đời nhất. Nét của triện thư thanh mảnh, cổ điển và thể hiện sự đơn giản trong phong thái chữ viết. Chữ triện trong triện thư được chia làm 2 loại là tiểu triện và đại triện.
Chữ khải 楷書 (khải thư hay chính thư 正書)
Khải Thư được xem là phong cách thư pháp hiện đại, được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Phong cách khải thư có thể dùng trong các lĩnh vực quảng cáo, in ấn. Khải thư có bố cục ngay ngắn, kiểu chữ được viết theo dạng hình vuông, không cần viết nhanh. Những người mới học viết thư pháp thường bắt đầu bằng Khải Thư.
Chữ hành 行書 (hành thư)
Hành thư có kiểu chữ khá giống với chữ viết tay thông thường. Đường nét của Hành Thư thể hiện được sự phóng khoáng, dễ đọc và có bố cục chữ tròn trịa. Kiểu chữ này ít góc cạnh, viết được nhiều chữ trên một bức thư pháp.
Chữ lệ 隸書 (Lệ thư)
Lệ thư được xem là bước phát triển cao hơn của Triện thư. Những đường nét đơn giản vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, kiểu chữ Lệ thư sẽ vuông và thể hiện sự mạnh mẽ tốt hơn.
Chữ thảo 草書 (thảo thư)
Thảo thư là phong cách chữ thư pháp thiên về cảm hứng của người viết, thể hiện rõ dụng ý nghệ thuật, tính sáng tạo cao hơn. Thi vị, thanh thoát, có nghệ thuật, có ý thơ và có chiều sâu nên Thảo Thư được xem như là nghệ thuật thư pháp được dùng để viết trong các bức thư pháp trưng bày, chưng cất ở các vị trí quan trọng.
Những điều cần quan tâm khi luyện thư pháp Trung Quốc
Thư pháp không chỉ đơn giản là viết chữ mà thư pháp là sự rèn luyện nét chữ, tinh hoa trong sáng tạo nghệ thuật, mở rộng tư duy và đặt tâm tư vào con chữ. Muốn đạt đến trình độ cao của thư pháp Trung Quốc, người học cần chú trọng đến các yếu tố sau:
- Kiên trì luyện tập hàng ngày. Thư pháp Trung Quốc không có con đường tắt để đi đến thành công. Muốn giỏi và trở thành nghệ nhân thư pháp thì con đường duy nhất là phải luyện tập hàng ngày.
- Không bị lung lay bởi xu hướng thư pháp của đám đông. Người học cần chọn cho mình một phong cách thư pháp phù hợp. Khi đã giỏi được phong cách thư pháp của riêng mình bạn mới dễ dàng suy ngẫm về tính nghệ thuật, chiều sâu và đầu tư sự tinh hoa và kỹ năng của mình vào thư pháp tốt nhất.
- Đồng hành cùng người viết thư pháp là bút lông, hãy chọn cho mình một cây bút lông phù hợp. Nên chuẩn bị nhiều giấy, mực tàu để thoải mái luyện viết trong thời gian dài.
- Có không gian ngồi viết thư pháp tĩnh lặng, thông thoáng và an yên để tìm về với tâm thức, nghệ thuật một cách tốt nhất.
- Học thêm về chữ Hán để có nền tảng chữ Hán mới có thể viết thư pháp Trung Quốc chuyên nghiệp.
Kết luận
Thư pháp Trung Quốc là nghệ thuật viết vẽ chữ Hán nổi tiếng. Từ thư pháp Trung Hoa đã có thư pháp Việt Nam, thư pháp Nhật Bản và thư pháp Hàn Quốc cũng nhiều nước khác. Tất cả đều bắt đầu từ thư pháp của Trung Quốc. Chúc bạn luyện viết thư pháp nhiều, am hiểu sâu về thư pháp của Trung Hoa để chọn được cho mình các phong cách viết thư pháp phù hợp nhất.